Sửa Laptop PC từ xa (Con)
Dich-vu-sua-chua-may-tinh-uy-tin
Dich-vu-ve-sinh-may-tinh-tiet-kiem-uy-tinh
Dich-vu-sua-chua-may-tinh-tan-noi
Bao-tri-mang-may-tinh-doanh-nghiep-chuyen-nghiep

Tìm hiểu về bo mạch chủ những điều cơ bản mà người mới cần biết

Bo mạch chủ là gì? Các loại, công dụng bo mạch chủ dành cho người mới cần biết. Bài viết này chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin về bo mạch chủ.

1. Khái niệm bo mạch chủ

Bo mạch chủ không giống như CPU, GPU, RAM, SSD có các thông số giúp hiểu được hiệu suất mạnh, yếu như thế nào.

Bo mạch chủ ( Mainboard/ Motherboard) gọi tắt Mobo hoặc Main là một bảng mạch in, đóng vai trò liên kết các thiết bị thông qua các đầu cắm hoặc dây dẫn phù hợp. 

Nhờ có bo mạch chủ, các linh kiện mới có thể hoạt động và phát huy tối đa công năng đạt tới hiệu quả như mong muốn của chiếc máy tính như điều phối dòng điện, liên kết các linh kiện với nhau, xử lý tín hiệu âm thanh,....

Các kích thước bo mạch chủ thông dụng

Có nhiều chuẩn kích thước khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 cỡ là ATX, Micro ATX và Mini-ITX. 

Hầu hết những mẫu bo mạch chủ dành cho người dùng phổ thông sẽ nằm vào một trong 3 cỡ này. 

Bo mạch chủ có kích thước khác nhau sẽ ảnh hưởng nhiều đến hình dạng cũng những như một số tính năng nhất định của toàn hệ thống hoạt động.

Các loại PC, Laptop phổ biến được ráp sẵn tại các cửa hàng máy tính đa số sử dụng bo mạch cỡ micro-ATX.

Cỡ mini-ITX thường được sử dụng để ráp những dàn PC siêu nhỏ gọn. Nhưng sẽ hạn chế các lỗ khe cắm, thường thì chúng chỉ cắm được 2 thanh RAM và 1 card PCIe duy nhất.

Các mẫu bo mạch size từ ATX trở lên thường được dùng cho các dàn PC to bự. Chúng thường có bộ cổng cắm rất đầy đủ, khe cắm cũng nhiều do diện tích lớn.

Sơ đồ khối của nhiều loại Mainboard sẽ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản là giống nhau về nguyên lý hoạt động và cấu trúc rẽ nhánh, liên lạc và phân phối nguồn, tín hiệu tương tự nhau. 

Các bộ phận cơ bản của Bo mạch chủ (Mainboard)

2. Tìm hiểu các bộ phận chính trong Mainboard

2.1. Nguyên lý hoạt động Mainboard: Giữa các thiết bị thông thường có tốc độ truyền tải rất khác nhau, còn gọi là tốc độ Bus.

Mainboard có 2 Chipset quan trọng là Chipset cầu bắc (North Bridge) và Chipset cầu nam (South Bridge), chúng có nhiệm vụ nối các thành phần cắm vào Mainboard như giữa CPU và RAM, giữa CPU và VGA Card,

Do tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau nên chúng được đưa qua Chipset để xử lý lại tốc độ Bus, chính vì thế mà máy tính có thể hoạt động được một cách thống nhất.

2.2. Các thành phần có trên Mainboard

2.2.1 Chipset 

Chipset: Quyết định những tính năng cơ bản của bo mạch

Hiểu một cách đơn giản thì chipset là một cụm, một hệ thống các con chip, vi mạch trên bo mạch chủ, làm việc với nhau một cách nhất quán, quyết định những tính năng cơ bản của bo mạch chủ. Nếu CPU là bộ não thì Chipset cũng giống như tủy sống vậy. Chipset đóng vai trò là cầu nối trung gian giữa các phần của hệ thống PC lại với nhau cũng như với các kết nối bên ngoài. Đồng thời nó cũng quyết định luôn tính năng của bo mạch chủ mang nó, ví dụ như bo mạch chủ dòng B Intel thì không thể ép xung như dòng Z Intel.

Hiện tại, đối với Intel, họ có một số những dòng chipset trên PC phổ biến như H, B, Z, X.

H Là dòng main phổ thông, bị hạn chế một số tính năng để ưu tiên về mức giá.

B Là main tầm trung và được tích hợp tương đối đầy đủ tính năng và công nghệ của các nhà sản xuất.

Z Là dòng main cao cấp, có hiệu năng mạnh mẽ, có hỗ trợ ép xung và thường được dùng chung với những CPU cao cấp có khả năng ép xung.

X Là dòng main đặc biệt, thường có chuẩn socket khác hẳn với những dòng còn lại trong cùng một thế hệ. Dòng X có thể xem là “Trùm cuối” trong các dòng bo mạch chủ và thường đi chung với những CPU rất mạnh.

Với AMD, tên các chipset có thể chia làm 3 dòng A, B và X

A Là dòng main phổ thông, đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của người dùng AMD.

B Là dòng main bình dân, thường được hỗ trợ các công nghệ mới ở mức tương đối, có hỗ trợ ép xung.

X thì chia làm 2 dạng, những chipset như X370/470/570 là bo mạch chủ cao cấp hướng đến đối tượng người dùng phổ thông. X399 là dành cho nền tảng HEDT, có chuẩn socket riêng, được thiết kế để đi chung với những con CPU cực mạnh mà người thường sẽ chẳng bao giờ cần đến.

Các Mainboard có Socket khác nhau thì các Chipset cũng khác nhau.

Đa số Chipset hiện đại ngày nay đều đã được tích hợp sẵn Sound Card và Video Card (hay còn gọi là Card Onboard ) trên Chipset nên không cần phải gắn thêm các Card rời hỗ trợ nữa nếu như bạn không có nhu cầu quá cao như làm đồ hoạ, chơi game yêu cầu cấu hình cao.

2.2.2. Đế cắm CPU (Socket)

Socket: Quyết định bo mạch tương thích CPU gì

Chipset cũng do các nhà sản xuất CPU như Intel và AMD tạo ra. Nhà sản xuất đưa chúng cho các nhà sản xuất bo mạch chủ khác để làm ra các mainboard hỗ trợ CPU của họ, có yêu cầu các tính năng mà họ muốn. Một chipset sẽ chỉ hỗ trợ cho một vài thế hệ CPU mà thôi. Để người dùng không cắm bậy bạ cùng nhiều lý do khác thì AMD và Intel sẽ đổi socket mỗi vài năm một lần. CPU nào có cùng chuẩn socket với bo mạch chủ của bạn thì chúng nó sẽ tương thích với nhau thôi.

Vì thông thường mỗi dòng chip khác nhau thì sẽ thích hợp với mỗi loại bo mạch chủ khác nhau và cần phải hiểu rõ điều này để khi đem sửa chữa có thể tìm loại tương thích nếu đế cắm bị hỏng. Ngoài ra, số socket càng lớn thì thích hợp cho dòng chip càng hiện đại.

Các loại Socket:

Socket 775 – Socket T: Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 sau đó được sử dụng rộng rãi. Đây là đế cắm CPU dành cho Intel Pentium 4, Intel Pentium 4 Extreme Edition, Intel Pentium D, Intel Celeron, Intel Celeron D, Pentium Extreme Edition, Pentium Dual Core, Intel Core 2 Extreme, Intel Core 2 Duo, Intel Core 2 Quad, Intel Xeon.

Loại Socket này đã xuất hiện khá lâu và hiện nay thì nó đã lỗi thời rồi, do chỉ đáp ứng được hiệu năng của người dùng tầm thấp.

Socket 771 – Socket J: Ra đời 2 năm sau LGA 755, LGA 771 và đối với lại Socket này thì chỉ chuyên dùng trong các máy chủ (Server) thôi nên không được nhắc tới nhiều. Thường dành cho Intel Dual Core Xeon E/X/L 5xxx, Intel Quad Core Xeon E/X/L 5xxx.

Socket AM2: Do hãng AMD sản xuất dành riêng cho CPU của AMD, nó ra đời năm 2006. Tương thích với AMD Athlon 64, AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon 64 FX, AMD Opteron, AMD Sempron, AMD Phenom.

Socket AM2+: Được ra mắt 1 năm sau Socket AM2. Dành cho AMD Athlon 64,AMD Athlon 64 X2, AMD Athlon II, AMD Opteron, AMD Phenom series, AMD Phenom II series.

Socket 441: Ra đời năm 2008, hiệu năng không cao, dùng trong laptop. Dành riêng cho Intel Atom.

Socket 1366 – Socket B: Ra đời cùng năm với LGA 441, là Socket đầu tiên hỗ trợ Core i7, i5, i3. Dùng với Intel Core i7 (900 series), Intel Xeon (35xx, 36xx, 55xx, 56xx series). Hiện tại CPU mạnh mẽ là Intel Xeon W3690 vẫn dùng Socket này.

Socket AM3: Được AMD đưa vào sản xuất năm 2009, hiện đang được dùng phổ biến như Socket AM2 và AM2+. Tương thích AMD Phenom II (AM3 models only), AMD Athlon II, AMD Sempron, AMD Opteron 138x.

Socket 1156 – Socket H1: Được ra đời vào năm 2009, thiết kế đặc biệt dành cho các CPU và Chip mới của Intel. Tương thích với Intel Core i7 (800 Series), Core i5 (700. 600 series), Core i3 (500 series), Intel Xeon (X3400, L3400 series), Intel Pentium (G6000 series), Intel Celeron (G1000 series).

Socket  G34 và C32: Là 2 Socket mới nhất của AMD, ra mắt năm 2010. Dành cho AMD Opteron 6000 series và AMD Opteron 4000 series.

Socket 1248 và 1567: Được sản xuất dành riêng cho các máy Server. Phù hợp với Intel Itanium 9300 series và Intel Intel Xeon 6500/7500 series.

Socket  1155 – Socket H2: LGA 1155 được Intel thiết kế để thay thế LGA 1156, Socket này ra mắt năm 2011. Đây là Socket mới dành cho mấy thằng ku Core i3, i5 ,i7 thế hệ 2 có CPU hỗ trợ công nghệ Sandy Bridge của Intel hay còn được gọi là CPU Intel Sandy Bridge-DT.

2.2.3. Các khe cắm (Khe RAM)

Thường thì khe RAM sẽ nằm dọc, bên phải khu vực socket-CPU. Bo mạch chủ chuẩn mini-ITX sẽ có 2 khe cắm RAM. Micro-ATX thì tùy mẫu, thường sẽ có 2 hoặc 4 khe RAM. Còn bo cỡ ATX mà dùng chipset phổ thông dòng H, B, Z thì sẽ có 4 khe. Riêng các mẫu ATX mang chipset khủng hơn thì sẽ có 8 hoặc nhiều khe RAM hơn.

Các loại khe cắm

Khe PCIe

Các khe này sẽ nằm ngang, bên dưới khu vực CPU chúng có nhiệm vụ kết nối bo mạch với các loại card add-on, ví dụ như card đồ họa, card Wi-fi, SSD dạng card PCIe…

Khe M.2

Khe M.2 là một loại khe mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Nó được dùng để cắm SSD M.2 PCIe NVMe (tốc độ cao) hoặc SSD M.2 SATA (tốc độ như chuẩn SATA thông thường). Các bo mạch cỡ mini-ITX thường có 1 khe, các cỡ lớn hơn thì sẽ có nhiều hơn.

VRM

VRM (Voltage Regulator Module) – Tạm dịch sang tiếng Việt là “mô-đun điều chỉnh điện áp”. VRM là một hệ thống các IC, đèn mosfet, tụ điện,… làm nhiệm vụ chuyển đổi, kiểm soát và điều phối dòng điện chạy trong bo mạch chủ. VRM càng xịn thì càng cung cấp được dòng điện mạnh, ổn định và ít nhiễu cho CPU và một số linh kiện khác. Thường thì những dòng bo mạch chủ càng cao cấp, đắt tiền thì sẽ có một dàn VRM càng mạnh mẽ và tinh vi.

Bài viết tổng hợp các khái niệm cơ bản để bạn biết về thông tin bộ phận quan trọng của Laptop, PC.

Xem thêm: Dịch ​vụ đóng chip VGA laptop bằng công nghệ Ánh Sáng

Liên hệ ngay dịch vụ đóng hàn chip VGA ổn định duy nhất tại TPHCM:

      Địa chỉ : 529/6a Điện Biên Phủ, Phường 3, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

      Phone: (028) 3839 1232

      Zalo: 0989 695 720

      Messenger: m.me/dichvuvitinhvominh


Bình luận về dịch vụ và sản phẩm

Giải pháp chữa bệnh Laptop từ a-z

Phản hồi Quý khách hàng về dịch vụ sửa chữa Laptop

Phản hồi khách hàng về chất lượng dịch vụ Võ Minh 1
Phản hồi khách hàng về chất lượng dịch vụ Võ Minh

Linh kiện laptop

Sản phẩm nổi bật

Đối tác chiến lược

Copyright © Võ Minh
top TOP
Liên hệ Zalo